Dông cát, Dông cát Bình thuận

Chị Ngọt - Chủ trang trại: 0939 557 913
Anh Toàn: 090 642 3311, 0909 37 32 11
Địa chỉ 129 Kênh Tân Hoá, Phường Hoà Thạnh, Quận Tân Phú.
 

Kỹ thuật nuôi Dông

Kỹ thuật nuôi Dông Cát - Kỳ Nhông - Dông Cát Benly


ky-thuat-nuoi-dong-cat-ky-nhong-dong-cat-benly

Không phải dễ để có thể nuôi được loài dông, bởi chúng chỉ phù hợp ở một sống ở một số nơi. Để nuôi được các loài dông cát - kỳ nhông - dông cát Benly, bạn cần chú ý những kỹ thuật sau đây

1. Làm chuồng nuôi

- Kỹ thuật xây chuồng trại cho dông rất đơn giản, nhiều người còn ví chuồng nuôi dông như là một động cát tự nhiên thu nhỏ
- Trong tự nhiên dông cát tự đào hang và sống đơn độc, kín đáo ở những nơi yên tĩnh. Chúng ta có thể tận dụng và tổ chức ngay chỗ nuôi tại các khu vực đó hoặc các sinh cảnh tương tự. Điều quan trọng là phải cố định chúng trong một không gian nhất định. Vì vậy khu vực tổ chức nuôi dông phải được vây kín xung quanh bằng các loại Tôn trơn, Tôn Xi măng hoặc xây tường (có dán Tôn trơn). Dông là loài đào hang rất khỏe, vì vậy độ sâu của chuồng là vấn đề cần chú ý. để tránh dông thoát ra ngoài chúng ta làm móng sâu 0,7m đến 1,5m (tùy vào độ cứng hay mềm của đất), nếu đất cứng thì Dông sẽ đào hang nông, vì vậy chúng ta đào móng nông. Có thể sử dụng các tấm tôn phibrô xi măng, các loại bạt, tăng che mưa cắm sâu xuống cát. Vít chặt các tấm đó lại với nhau để nối vòng quanh khu nuôi. Như vậy dông không đào hang để ra ngoài được. Bờ tường cũng phải cao để tránh dông trèo ra, do đó bờ tường cũng xây cao 1,2 m trở lên. Một số nơi bà con chỉ xây cao 40 – 50 cm, phần còn lại là một tấm tôn cao 1m chạy vòng quanh. Vì tôn nhẵn nên dông không thể trèo hay bò ra ngoài được. Ta cũng có thể bố trí nuôi dông trên bãi cát hoang, các khu đất trồng cây bụi. cũng có thể kết hợp nuôi dông trong các vườn cây.
 
 
- Dông rất thích có bóng mát. Trong khu nuôi nên có trồng cây, không nên trồng quá nhiều cây, trung bình diện tích bóng mát chiếm khoảng 20 đến 30% diện tích nuôi và không trồng cây gần sát ranh nuôi vì Dông sẽ trèo lên cây và nhảy ra ngoài chuồng nuôi. Qua thực tế cây trứng cá là cây nên trồng nhất. cây trứng cá mọc rất nhanh, chịu được nóng, được hạn, tán rộng, cây cao vừa phải và quả của chúng lại là món khoái khẩu của dông. Ta không nên trồng quá dày vì khi đến mùa sinh sản sẽ không đủ ánh nắng để Trứng Dông nở thành dông con. Tán cây chỉ nên che 1/4 – 1/3 diện tích khu nuôi. Diện tích còn lại để cho dông sưởi nắng.
 
- Cũng có khu vực rất khó trồng cây do đất nghèo kiệt hoặc quá khô hạn, cây trồng không lên được hoặc lên rất chậm. Trong tường hợp này ta nên căng một số bạt, lưới giảm nhiệt (lưới dùng để che khi trồng cây, trồng rau) để che nắng. Có thể làm giàn để phủ lá lên trên; xếp các cành cây khô thành đống để dông đào hang xuống chỗ đó. Như vậy dông vẫn có khu vực bóng mát nhân tạo.
 
Nếu nuôi trong khu nào có trồng khoai lang hoặc rau muống thì càng tốt, chúng vừa làm thức ăn vừa làm bóng mát môi trường cho dông.
 
- Trong khu nuôi cần bố trí nhiều chỗ cho dông ăn. Dông tham ăn và thường tranh giành lẫn nhau. Dông lớn thường bắt nạt dông bé. Nếu ta bố trí nhiều chỗ đổ thức ăn thì dông bé cũng có thể ăn được. chỗ để thức ăn có thể là một miếng gỗ, một tấm nilon, một mãng phibro xi măng vỡ hoặc mấy viên gạch gắn lại cho vuông và bằng phẳng,... Tùy từng điều kiện mà chúng ta có cách bố trí cho dông ăn cho hợp lý.
 
- Dông không đòi hỏi nhiều nước vì ngay trong thức ăn đã có đủ nước rồi. Tuy nhiên ta vẫn nên bố trí dụng cụ đựng nước để cho dông uống. Ta cũng có thể dùng các loại chai nhựa có khoan một lỗ thủng ở cổ chai, cho nước vào đầy chai và lộn ngược lại để trong một chén miệng hẹp để hạn chế việc bốc hơi nước. Vào mùa nắng, nên xịt nước vào chuồng một lần/tuần để tạo độ ẩm. 
 
Diện tích làm chuồng: tùy vào số lượng con nuôi để tính diện tích nuôi: trung bình từ 4con/m2 đến 7con/m2 tùy vào diện tích đất của người nuôi. Tại khu vực thành phố, Thị xã, diện tích đất ít thì có thể nuôi từ 12 đến 17 con/m2.
 
Kỹ thuật nuôi Dông Cát - Kỳ Nhông - Dông Cát Benly
 
Các bước làm chuồng:
  • Bước 1 xác định diện tích nuôi 
  • Bước 2 dùng Xẻn đào rãnh (dạng giao thông hào) xung quanh diện tích nuôi, chiều rộng rãnh 20 đến 30 cm, sâu từ 0,6 đến 1,2 (tùy vào độ cứng của đất, đất cứng đào cạn, đất mềm đào sâu). Lưu ý là không đào hết diện tích chuồng Dông mà chỉ đào theo diện tích mép ngoài. Ví dụ diện tích chuồng nuôi là hình chữ nhật thì chỉ đào theo các cạnh của hình chữ nhật, không đào vùng đất bên trong.
  • Bước 3: Dùng tăng che mưa hoặc phibrô xi măng dựng đứng theo rãnh đào, lấp đất lại, đến khi rãnh còn sâu 30 cm thì dựng đứng Tôn xi măng cắm xuống rãnh, đảm bảo mép Tôn và tăng hoặc phibrô xi măng tiếp xúc với nhau, sau đó lấp lại. (nên đi xem mô hình thực tế hoặc hỏi trực tiếp người nuôi để được tư vấn).

2. Thức ăn

- Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thực vật: các loại rau, quả như rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, lá, hoa, nụ, quả. ... dông còn ăn côn trùng (mối, Bù xè, bướm, sâu non, giun đất...), trứng của loài bọ cánh cứng. Ngoài ra, còn cho dông ăn cám gạo, cám hỗn hợp và các loại đậu... cho ăn đầy đủ các loại thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho dông.
 
- Rõ ràng nguồn thức ăn để nuôi dông dễ kiếm hơn rất nhiều so với các loài vật nuôi khác. Tuy nhiên để nuôi đạt năng suất cao ta cần tăng cường các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho chúng. Ở những vùng có sẵn bí đỏ người ta băm bí đỏ ra cho chúng ăn. Tất cả nguồn thức ăn động vật đều hấp dẫn đối với dông. Cần băm nhỏ thức ăn ra để tiện cho dông ăn. Dông cũng thích ăn giun đất (trùn đất). Ngoài ra cơm nguội và các thức ăn thừa của con người đều có thể cho dông ăn. Đặc biệt dông rất thích ăn các loại thức ăn có màu sắc, vị ngọt như cà chua, đu đủ, dưa hấu, xoài, Cà rốt, bí đỏ,... và các loại hoa như hoa phượng, hoa dâm bụt, hoa Bí, Hoa Mướp,...
 
Kỹ thuật nuôi Dông Cát - Kỳ Nhông - Dông Cát Benly
 
- Thức ăn dông rất phong phú. Tuy nhiên để cung cấp với số lượng lớn và đều đặn hàng ngày, chúng ta nên có kế hoạch gieo trồng, nuôi cấy và tích lũy thức ăn khi tổ chức nuôi dông. Trước mùa đông Dông thường thu thức ăn về để ở dưới hang. Nó sẽ ăn dần trong mùa đông. Khi ăn hết thức ăn nó sẽ gặm cả đuôi của nó. Nhiều con cụt 1 phần đuôi. Đến mùa ấm nó ngoi lên và đi kiếm thức ăn. Cái đuôi cụt mọc dài dần ra như cũ.

3. Chăm sóc

- Dông rất dễ chăm sóc, và hiếm khi bị bệnh, tuy nhiên do chưa được nghiên cứu đầy đủ về mặt khoa học nên hiện nay chưa có thuộc đặc trị.  Nuôi dông không tốn nhiều công chăm sóc. Khi người nuôi có việc đi xa từ 1 tuần trở lên, không cho Dông ăn thì Dông vẫn không bị chết. Điều cần thiết chính là khâu bảo vệ phải ngăn chặng mọi ngã mà dông có thể tẩu thoát. Khoảng cách giữa tán cây trong khu nuôi và bờ tường đạt ít nhất là 2m. Dông có thể leo lên cây và nhảy qua tường để ra ngoài. Quá trình chọn lọc tự nhiên trên vùng khí hậu khốc liệt đã tạo ra con dông có tính thích ứng cao. Chúng rất ít bị bệnh tật đe dọa.
 
- Tuy nhiên do nuôi nhiều và tập trung nên chúng ta cần phải luôn chú ý đến những biểu hiện bệnh lý của con dông.
 
- Dông là loài sống ở các vùng đất khô hạn nhưng khả năng chịu nắng của dông cũng có hạn. Nếu ta để dông mắc lưới (khi thu hoạch) mà không kịp gỡ chân cho chúng thì chỉ cần 1 giờ sau chúng có thể chết. Đây là điều hết sức lưu ý đặc biệt là các khu nuôi rộng.
 
- Việc trồng cây và tạo độ ẩm thích hợp cho khu vực tổ chức nuôi là việc cần quan tâm thường xuyên. Cố gắng đừng để tình trạng khu nuôi rơi vào tình trạng quá khô hạn, quá nắng nóng. Ngay từ khâu lựa chọn chỗ nuôi ta cần phải tính toán vấn đề này.
 
- Kẻ thù của dông không phải là ít. Ngoài chim diều hâu còn có chó, mèo, chuột. Để chống mèo chuột người ta thường giăng lưới nilon (loại lưới dùng để bắt cá) dọc theo bờ tường. mèo và chuột rất sợ rơi vào loại lưới này vì chúng không đi được. Phải thường xuyên theo dõi xử lý các trường hợp xảy ra.

4. Thu hoạch

- Sau khi nuôi 18-22 tháng thì Dông đạt được khối lượng từ 0,3 đến 0,5kg/con đối với con đực và 0,2 đến 0,25kg/con cái. Có rất nhiều loại bẫy để bắt Dông tùy vào số lượng, mục đích của người bắt. Tùy vào nhu cầu của thị trường, người mua mà ta thu hoạch loại Dông phù hợp.
 
- Việc vận chuyển dông đi xa cần phải đựng trong các lồng thoáng, không nên để chúng trong các túi vải kín, dông sẽ chết.

5. Lợi thế và khó khăn của việc nuôi Dông

Nuôi Dông rất đơn giản, dễ nuôi, rất ít tốn công chăm sóc (chỉ tốn công cho ăn), thức ăn phong phú, đa dạng, hiếm khi bị bệnh, giá trị cao (Dông thành phẩm giá giao động từ 350 ngàn/kg đến 400 ngàn/kg), tận dụng được diện tích đất không trồng được hoa màu hay không hiệu quả, khả năng thích ứng và chịu đựng cao, không ô nhiễm môi trường, rất thích hợp trong thời kỳ biến đổi khí hậu.
 
Khó khăn: người nuôi phải chủ động tìm thị trường tiêu thụ, nên liên kết với các nhà hàng, quán nhậu vừa tận dụng được thức ăn thừa của nhà hàng, vừa cung cấp Dông thịt; Dông hiếm khi bị bệnh nhưng nếu bị bệnh thì chưa có thuốc đặc trị.
 
Địa chỉ: 88 Thôn Hồng Chính, Xã Hòa Thắng, Huyện Bắc Bình, Tỉnh Bình Thuận. Chị Ngọt (chủ trang trại): 0939 557 913.
Đại diện  tại TPHCM: 129 Kênh Tân Hoá, phường Hoà Thạnh, quận Tân Phú
ĐT: 090.6423311 (A.Toàn)