Dông cát, Dông cát Bình thuận

Chị Ngọt - Chủ trang trại: 0939 557 913
Anh Toàn: 090 642 3311, 0909 37 32 11
Địa chỉ 129 Kênh Tân Hoá, Phường Hoà Thạnh, Quận Tân Phú.
 

Dông cát

GIỚI THIỆU VỀ CON DÔNG CÁT - KỲ NHÔNG CÁT – DÔNG CÁT BENLY


I. GIỚI THIỆU VỀ CON DÔNG CÁT - KỲ NHÔNG CÁT – DÔNG CÁT BENLY

1. Giống và đặc điểm giống

Dông là tiếng địa phương gọi con kỳ nhông; có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly. Tên Latin: Leiolepis belliana. Họ: dông Agamidae. Bộ: Có vảy Squamata. Nhóm: Bò sát: Kỳ nhông hay còn gọi là dông sống trên đất cát ven biển, phù hợp với các vùng đất ven biển miền Trung nước ta.
 
Giới thiệu về con dông cát, kỳ nhông cát, dông cát benly

2. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống

Dông là một loại bò sát sống thích nghi vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Nói rõ ra ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và một số thuộc miền Đông Nam Bộ như Bà Rịa Vũng Tàu,... nơi có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống. Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.
 
a). Trong môi trường tự nhiên
 
Dông cát thường sống ở các đồi cát ven biển hoặc các gò đồi, nương rẫy ở khu vực đồng bằng. Chúng thường tập trung ở các bãi hoang, các cây bụi, các khu vực trồng phi lao, trồng keo, các ruộng hoa màu, các nghĩa địa và bãi đất hoang.
 
b). Điều kiện trong hang
 
Dông tự đào hang. Hang của chúng ngoằn nghèo và có cái sâu tới 1m. Cũng có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Có hang dài tới 2m. Vì hang ở sâu trong lòng đất nên nhiệt độ trong hang thường chênh lệch nhiều so với bên ngoài. Đây cũng là nơi điều hòa nhiệt độ (mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm). Nhiệt độ trong hang rõ ràng ổn định hơn nhiệt độ bên ngoài. Theo Ngô Đắc Chứng, dông sọc thường có hang nông hơn dông hoa. Chúng chỉ đào sâu 40-50 cm. Một yêu cầu bắt buộc mà dông cát cần đó là độ ẩm. Trong điều kiện khô hạn của những vùng gần như sa mạc đó. Dông phải đào hang sâu xuống dưới lòng cát để tận hưởng độ ẩm trong lòng đất. Độ ẩm rất quan trọng đối với dông. Dông thường lui tới các gốc cây, các bụi cây để đào hang. Nhờ lá cây che chắn mà độ ẩm ở đó khá hơn những chỗ trơ trụi. Tuy nhiên dông không sống được ở những nơi sũng nước hoặc nước thoát chậm. Vì vậy khi bố trí nơi nuôi dông phải hết sức lưu ý tới điều này. Đặc biệt đáy của nơi nuôi dông không nên lát kín vì sẽ cản trở việc rút nước khi mưa.

3. Quy luật hoạt động của dông cát

a) Hoạt động theo mùa
 
  • Mùa hoạt động: Dông thường hoạt động vào mùa nắng ấm, từ tháng 1 đến tháng 10. lúc đó điều kiện nhiệt độ không khí thường 27-38C, nhiệt độ mặt đất 27-39C và độ ẩm 30-80%. Dông ngừng hoạt động vào những ngày mưa. Thậm chí khi có giông hay trời âm u là chúng tìm đường trú ẩn. Không bao giờ thấy dông hoạt động vào lúc trời mưa hay mưa vừa tạnh. Dông không chịu được nhiệt độ lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời xuống 20C .
  • Trú đông: Mùa trú đông của dông cát thường là tháng 11 đến tháng 12. Vào thời kỳ này, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 20C. Dông lấp cửa hang và nằm lì trong hang. Tới mùa xuân khi nắng ấm về nhiệt độ lên cao dần, dông mới chui ra khỏi hang để kiếm ăn.
b) Hoạt động ngày, đêm 
 
  • Dông hoạt động vào ban ngày, buổi sáng chúng ra khỏi hang lúc 7-8 giờ, tới 13 giờ, 14 giờ 30 trưa thì chúng lại vào hang. Dông rất cảnh giác, nó không bao giờ nhảy ngay lên mặt đất. Nó thường thò đầu ra khỏi hang nghe ngóng rất kỹ, có khi tới 5, 10 phút sau đó mới chui ra. Lúc này nó phơi nắng, đó là đặc điểm của loài bò sát. Chúng phải tăng cường tích nhiệt dưới ánh sáng mặt trời. Một lúc sau nó mới đi kiếm ăn.
  • Thời gian hoạt động của dông không nhiều, trung bình một ngày chúng chỉ chui ra khỏi hang 4-5 giờ đồng hồ để đi kiếm ăn. Thời gian còn lại chúng nằm yên trong hang để tiết kiệm năng lượng.

4. Sinh trưởng và hiện tượng lột xác của dông cát

- Sinh trưởng: Dông sinh trưởng nhanh, mau lớn và rất ít bị dịch bệnh nên không cần chăm sóc nhiều (chỉ đề phòng mèo, chuột cống và rắn). Hiện nay một số người nuôi dông có phát hiện dông thường bị bệnh sổ mủi vào mùa lạnh nhưng tự khỏi. Tỷ lệ sống của dông khá cao, đạt từ 90-95%.
- Lột xác: Lột xác là một hoạt động sinh lý bình thường và cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể dông. Thậm chí lột xác còn là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị trạng thái sức khỏe của dông. Dông muốn lớn phải lột xác. Chúng lột xác nhiều lần trong năm. Đặc biệt vào mùa hoạt động dông lột xác liên tục. Lúc đó chúng ăn khỏe và lớn nhanh. 

5. Sinh sản

- Theo các nhà khoa học hầu hết các loài dông cái đều đẻ trứng, trứng nở ra dông con.
- Dông sau khi nuôi 12 – 16 tháng thì đến tuổi động dục có thể sinh sản.
- Dông thường cặp đôi vào mùa hè (từ tháng 2 đến tháng 4) và đẻ trứng vào tháng 6 đến tháng 8. Dông đẻ lứa đầu tiền từ 2 – 4 trứng. Lần sau từ 4 đến 8 trứng.
- Trứng dông có hình thuôn dài (dài từ 2,2cm -2,4cm, rộng 1,1cm -1,3 cm, 30 đến 45 ngày sau trứng nở ra dông con, Dông con mới nở thân hình màu xám (bằng ngón tay út), sống quanh quẩn dưới hang trong một vài ngày đầu. Khi bộ chân đã cứng cáp, chúng chui ra khỏi hang và tập nhấm nháp thức ăn. Dông lớn nhanh vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 10. Đây là thời kỳ thuận lợi nhất cho hoạt động của dông cát. Tới khi trưởng thành tốc độ lớn của nó chậm hơn còn non. Đến năm kế tiếp, đàn dông con trưởng thành và lại tiếp tục sinh sản.
 
II. GIỚI THIỆU VỀ CON DÔNG CÁT KHU LÊ – BÌNH THUẬN
 
- Dông được phân bố rộng rãi hầu hết ở các tỉnh duyên hải miền trung, tùy vào điều kiện mỗi vùng mà Dông có nhiều loại khác nhau được phân biệt qua trọng lượng tối đa/con khi lớn, màu da, tập tính sinh sản…Khi nuôi Dông thì điều quan trọng nhất là phải chọn được Giống Dông có trọng lượng khi lớn, đạt từ 0,4Kg đến 0,6Kg/con (đối với Dông đực) và từ 0,2 đến 0,25kg/con (đối với Dông cái) , điều này đòi hỏi người nuôi phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc Dông khi mua con giống và tham quan, liên hệ những trang trại cung cấp Dông uy tín.
Giới thiệu về con dông cát, kỳ nhông cát, dông cát benly
- Theo nhiều tài liệu và qua đánh giá của nhiều người thì Bình Thuận là một trong những địa phương có loài Dông có khối lượng/con lớn. Qua tìm hiểu, theo thống kê sơ bộ thì Xã Hòa Thắng – Bắc Bình – Tỉnh Bình Thuận (hay còn gọi là Dông khu lê Hòa Thắng) là xã có số trang trại Dông nhiều nhất và là nơi có giống Dông cho năng suất cao. Dông ở đây khi lớn trung bình đạt 0,4 đến 0,6Kg/con, một số con nặng tới 0,7-0,8Kg. Nhờ vậy mà từ lâu Xã Hòa Thắng trở thành địa chỉ cung cấp Dông giống, Dông thịt không những trong tỉnh Bình Thuận mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận như khu vực Đông Nam Bộ, Nha Trang, Bình Định…được nhiều người lựa chọn.